Diễn đàn YBK37
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diễn Đàn YBK37. Diễn đàn là một nơi giao lưu học hỏi, trao đổi giữa mọi người với nhau. Liên lạc với nhau để chia sẻ thông tin và mọi điều về học tập. Mong mọi người cùng nhau tham gia và giúp diễn đàn phát triển. Hãy đăng nhập đê có thể nhận đủ quyền lợi của thành viên. Xin chân thành cảm ơn các bạn ..!
Diễn đàn YBK37
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diễn Đàn YBK37. Diễn đàn là một nơi giao lưu học hỏi, trao đổi giữa mọi người với nhau. Liên lạc với nhau để chia sẻ thông tin và mọi điều về học tập. Mong mọi người cùng nhau tham gia và giúp diễn đàn phát triển. Hãy đăng nhập đê có thể nhận đủ quyền lợi của thành viên. Xin chân thành cảm ơn các bạn ..!
Hỗ trợ Trực Tuyến


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

nguyenlethanhloi

nguyenlethanhloi
Admin
Admin
(Dân Việt) - Định mệnh ác nghiệt đã chụp lên hai con người đáng thương ấy một hình hài tội nghiệp. Trải qua cơn bạo bệnh từ thuở ấu thơ, đôi mắt họ cứ lồi dần ra, tứ chi ngừng phát triển, cổ rụt lại, lưng thì còng xuống...

09/07/2012 | 14:01
Nỗi đau “người ếch”: Căn bệnh quái lạ
(Dân Việt) - Định mệnh ác nghiệt đã chụp lên hai con người đáng thương ấy một hình hài tội nghiệp. Trải qua cơn bạo bệnh từ thuở ấu thơ, đôi mắt họ cứ lồi dần ra, tứ chi ngừng phát triển, cổ rụt lại, lưng thì còng xuống...
Dù đã gần 20 tuổi nhưng hai anh em Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Dung vẫn nhỏ xíu như trẻ lên 3. Với hình hài khác thường của mình, nhiều người ác khẩu lại gắn cho họ cái tên “người ếch”…
Nỗi đau “người ếch”: Căn bệnh quái lạ 163_9_tang-qua

PV báo NTNN thăm và tặng quà cho Cường và Dung.
Nỗi đau chồng nỗi đau
Cuối tháng 6, cái nóng oi nồng giữa hè khiến căn nhà cấp 4 lụp xụp của của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mười và anh Nguyễn Văn Minh (thôn Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội) càng thêm ngột ngạt. Lâu lắm mới có nguời đến thăm, sẻ chia về tật bệnh 2 đứa con, chị Mười mời khách vào nhà. Trên chiếc giường nhỏ kê ở góc phòng, anh em Cường đang ngồi lom khom xem ti vi. Thấy có khách, anh em Cường và Dung chậm rãi ngoảnh mặt lại gật gật đầu chào rồi lại chăm chú xem ti vi.
Chị Mười kể, năm 1990, chị và anh Minh lấy nhau. Đến năm 1993 chị sinh Cường. Mới lọt lòng, Cường cũng kháu khỉnh như bao đứa trẻ khác trong làng. Năm lên 3 tuổi, Cường bỗng bị ốm nặng một trận, thuốc thang cả tháng trời mới dần bình phục.
Thấy con trai khỏi bệnh, vợ chồng chị Mười mừng lắm nhưng chỉ vài ngày sau chị tá hỏa phát hiện con mình không đứng thẳng được. Di chuyển chỉ bằng mũi chân, gót chân không thể chạm đất, đi vài bước lại chực ngã.
Nhà nghèo, chỉ quẩn quanh bên mấy sào ruộng, nông nhàn họ lại làm thuê làm mướn quanh vùng nên tích cóp được đồng nào, vợ chồng chị lại dồn hết vào những lần mang con lên khắp các bệnh viện chạy chữa. Thế nhưng căn bệnh con trai vẫn chẳng hề thuyên giảm.
Đến năm 1996, vợ chồng chị sinh được cô con gái là Nguyễn Thị Dung. Khi mới sinh ra, Dung rất trắng trẻo bụ bẫm. Bế đứa con gái bé bỏng xinh đẹp trên tay, khi đó vợ chồng chị Mười mừng lắm. Nhưng đau đớn thay, đúng vào năm Dung được 3 tuổi thì cô bé lại vướng vào một trận ốm nặng và hậu quả để lại chẳng khác gì Cường. Khỏi bệnh, cổ của hai anh em Cường và Dung cứ rụt lại, đôi mắt thì lồi dần ra, tứ chi thì vĩnh viễn như đứa trẻ lúc 3 tuổi.
Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn lại lặp lại, vợ chồng chị Mười, anh Minh tất tả bế con xuôi ngược chữa trị khắp nơi. Các bác sĩ ở bệnh viện phục hồi chức năng đã tận tình chữa trị nhưng cũng chỉ đưa ra kết luận về căn bệnh của Cường và Dung là bị lùn tuyến xương bẩm sinh, chưa có phác đồ điều trị tận gốc.
Mơ làm người bình thường
Cố gắng nở nụ cười, Cường chìa cánh tay bé xíu, chằng chịt các vết tiêm than thở: “Từ ngày bố mẹ đưa bọn em đi chữa trị, các bác sĩ đã cố hết sức nhưng bệnh mãi chẳng khỏi. Giờ đây bọn em chỉ ước rằng có một phép màu giúp mình thoát khỏi căn bệnh quái ác này để mẹ em không phải đêm ngày chăm sóc, có thời gian đi làm thuê kiếm tiền…”.
Gia cảnh vợ chồng chị Mười vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn vì thời gian gần đây, sức khỏe Cường và Dung có chiều hướng xấu đi. Chị Mười phải thường xuyên ở nhà chăm sóc 2 đứa con ốm yếu, gánh nặng cơm áo nay dồn cả lên vai anh Minh. Việc bệnh tật của Cường và Dung thì anh chị đành phó mặc cho… trời.
Những đêm không ngủ, Cường thường nằm khóc và hỏi: Mẹ ơi sao tự nhiên con bị thế này, sao con không giống ai cả. Biết bao giờ con mới khỏi bệnh để làm người bình thường?”. Đáp lại câu hỏi của con, chị Mười chỉ biết ngoảnh mặt vào tường chùi nước mắt…
Ngày trước, khi đến tuổi cho con đi học, nắng cũng như mưa, ngày nào chị Mười cũng “kẹp nách” đưa con đến lớp. May mắn là ở quê chị, học sinh trường làng rất cảm thông chia sẻ giúp đỡ anh em Cường rất nhiều. Nhiều khi bận làm thuê chẳng kịp đón con, những phụ huynh khác đèo 2 đứa trẻ ấy về tận nhà. Hồi mới tới trường, Cường và Dung thể trạng rất yếu ớt nên chỉ ngồi một chỗ, chân cẳng như vậy thì chạy nhảy vui đùa sao được. Hơn nữa, hễ trái gió trở trời là chúng lại khóc ngằn ngặt đòi về với mẹ. Vì thế, việc học hành cũng chấm dứt luôn tại đây.
Đến nay, mặc dù đã hơn 19 tuổi nhưng Cường chỉ nặng có 17kg, cao 90cm. Còn Dung, em của Cường dù đã 16 tuổi, nhưng chỉ nặng có 12kg, cao 60cm và chân tay của họ vẫn y nguyên như hồi 3, 4 tuổi. Từ ngày không còn tiền chữa trị ở bệnh viện, ở nhà, Cường và Dung luôn cố gắng tập đi lại nhưng khổ thay, đôi bàn chân không thể đứng thẳng được, gót chân không thể tiếp đất. Muốn di chuyển, Cường và Dung chỉ có thể nhón nhón mũi chân được vài bước là lại ngồi thở dốc. Việc bình thường nhất là nằm ngủ, Cường và Dung cũng phải khổ sở. Cái bụng trướng to, đôi chân không duỗi ra được khiến Cường và Dung cả đêm phải nằm nghiêng, khi mỏi quá lại gọi mẹ đặt nằm quay mình…
“Từ hồi sinh 2 đứa nó ra, vợ chồng tôi kiếm được đồng nào đều đổ dồn vào thuốc thang cho chúng nó. Nhưng chạy chữa mãi chẳng ăn thua gì, tiền thì hết từ lâu, lại vay mượn khắp nơi nên đành để con ở nhà. Thương chúng nó lắm nhưng giờ thì bất lực rồi. Cường bị bệnh phổi nặng lắm, nhiều đêm em nó khó thở, cứ khò khè cả đêm, tôi phải ngồi cạnh vỗ lưng không dám ngủ, ngộ nhỡ…” - chị Mười bỏ dở câu nói, đưa tay quệt nước mắt.

https://sites.google.com/site/bsthanhloi/

Yubi

Yubi
Moderators
Moderators
Sad(

http://yacky.forumvi.com/

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Comments facebook

      Nguyễn Lê Thành Lợi